TÌM SẢN PHẨM
MÁY IN PHUN LÀ GÌ ? CẤU TẠO CỦA MÁY IN PHUN ?
Máy in là một trong những trang thiết bị không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay trên thị trường đang tồn tại rất nhiều mẫu máy in khác nhau. Một trong số đó chính là máy in phun.
Máy in phun là gì ?
Máy in phun là dòng máy in hoạt động theo cơ chế phun mực thành từng giọt theo tín hiệu của máy tính lên chất môi giới chỉ định để tạo thành bản in (ký tự hoặc hình vẽ). Máy in phun gồm có hai loại: máy in phun đen trắng và máy in phun màu. Trong đó, máy in phun màu thường có 4 màu mực cơ bản: đen, xanh, đỏ và vàng. Để tạo ra các màu sắc khác nhau, máy in phun màu sẽ kết hợp 4 màu mực này theo 3 nguyên lý in màu: tách màu, lồng màu và lồng màu ngẫu nhiên.
Cấu tạo của máy in phun ?
Một máy in phun cơ bản thường có các bộ phận sau:
-
Đầu in: Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy in phun, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bản in. Đầu in bao gồm các vòi phun kích thước nhỏ, được dùng để phun những giọt mực góp phần tạo ra bản in. Do tính quan trọng của bộ phận này nên doanh nghiệp cần phải thường xuyên súc rửa đầu in để loại bỏ cặn bẩn.
-
Hộp mực in: Một chiếc máy in phun có thể có một hoặc nhiều hộp mực in, tùy theo thương hiệu và mẫu mã máy. Có loại máy tách riêng thành 2 hộp mực: mực đen và mực in màu, cũng có loại kết hợp hai loại mực đen và mực màu trong cùng một hộp mực, cũng có loại chia thành nhiều hộp mực với các màu khác nhau.
-
Motor bước đầu in: Motor trong máy in phun có công dụng di chuyển bộ phân đầu in để tạo thành bản in. Motor cũng đóng vai trò tương đối quan trọng đối với chất lượng của bản in. Ngoài motor chính, một số dòng máy in phun còn có thêm motor phụ. Bộ phận này sẽ di chuyển đầu máy in sang một vị trí khác trước khi máy in ngừng hoạt động để bảo vệ đầu in tránh khỏi va chạm.
-
Dây curoa: Để kết nối motor với đầu in, máy in phun sẽ sử dụng dây curoa.
-
Thanh cố định: Thanh cố định có công dụng đảm bảo đầu phun di chuyển một cách chính xác nhất.
-
Khay giấy: Khay giấy có công dụng đưa giấy in vào bên trong máy khi in. Một số dòng máy in sử dụng feeder thay cho khay giấy. Feeder sẽ lấy giấy từ một góc đằng sau máy in và đưa vào máy khi in.
-
Trục lăn: Trục lăn có tác dụng kéo giấy từ khay giấy để đưa lên phía trước khi in.
-
Nguồn: Nguồn máy in phun thường nằm bên trong máy in phun. Một số dòng máy in phun cũ sẽ có bộ phận Adapter nằm bên ngoài để cung cấp điện cho máy in hoạt động.
-
Bo mạch điều khiển: Đây là bộ phận rất quan trọng đối với máy in, có tác dung điều khiển mọi hoạt động của máy, từ gửi tín hiệu đến đầu in, di chuyển đầu in, khởi động máy...
-
Cổng giao diện: Cổng giao diện (hay còn gọi là cổng kết nối) của máy in phun có tác dụng kết nối máy in với các thiết bị bên ngoài như máy tính. Cổng giao diện thông thường là cổng USB, nhưng cũng có một số dòng máy sử dụng cổng nối tiếp hoặc SCSI.
Trên đây là cơ chế hoạt động và cấu tạo của máy in phun. Nắm rõ những điều này, bạn mới có thể sử dụng và bảo quản máy in phun đúng cách. Để biết thêm thông tin về các dòng máy in phun phổ biến, vui lòng liên hệ GPSCO qua SĐT 0283368617/18/19 để được nhân viên hỗ trợ tư vấn.