TÌM SẢN PHẨM
BARCODE - CÔNG NGHỆ IN TUYỆT VỜI TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT
Hiện nay, khi mua bất kì sản phẩm gì chúng ta đều thấy các mã vạch, hay còn được gọi là barcode. Vậy mục đích của những mã vạch này là gì? Cùng GPS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
BARCODE LÀ GÌ?
Cách hiểu đơn giản nhất thì barcode là hình thức mã hóa thông tin sản phẩm dưới dạng mà có thể nhìn thấy được, máy móc có thể hiểu được, chúng được hiển thị trên bề mặt sản phẩm. Trên thực tế, barcode được hiển thị dưới dạng các sọc đen và trắng đan xen (barcode 1 chiều) hoặc dạng ma trận (mã QR) (barcode 2 chiều). Sự sắp xếp các sọc đen, trắng hay mã ma trận này tuân theo một quy tắc mật mã nhất định vì vậy đảm bảo không có sản phẩm nào trùng barcode với sản phẩm nào. Đây là hình thức quản lý hàng hóa được phát triển từ rất sớm và được sử dụng cho tới hiện nay.
BARCODE ĐƯỢC ỨNG DỤNG ĐỂ MÃ HOÁ NHỮNG GÌ?
Mã vạch được hiển thị thông qua các sọc đen và trắng đan xem và dãy số gồm 13 số (tại Việt Nam). Dãy số này tùy thuộc mỗi quốc gia mà có cách quy ước riêng, ở đây dãy số này bao gồm: 2 hoặc 3 con số đầu thể hiện mã quốc gia, bốn, năm hoặc sáu con số tiếp theo thể hiện mã doanh nghiệp, mã hàng hóa là năm, bốn hoặc ba con số tiếp theo tùy vào từng doanh nghiệp. Còn lại là số kiểm tra. Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch, mã barcode của hàng hoá. Trên nguyên tắc duy nhất của mã vạch, các sản phẩm được quản lý rất dễ dàng, thuận lợi trong khâu kiểm tra cũng như giao dịch.
In barcode thường sẽ là những mã hoá của thông tin như:
- Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
- Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)
- Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
- Nơi trữ hàng hoá
- Tên hay số hiệu khách hàng
- Giá cả món hàng
- Số hiệu lô hàng và số xê ri
- Số hiệu đơn đặt gia công
- Mã nhận diện tài sản
- Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…

Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại barcode thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in barcode thích hợp nhất.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA ĐƯỢC BARCODE?
- Trước khi in barcode, cần phải xác định rõ barcode sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:
- Nếu bạn muốn in barcode trên văn bản, giấy tờ, tài liệu thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v…. hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in barcode.
- Nếu muốn in barcode trực tiếp bao bì của sản phẩm thì nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).
- Nếu bạn muốn in barcode lên nhãn và dán nhãn đã in barcode lên sản phẩm để lưu hành trên thị trường với số lượng rất nhiều như trong các khu công nghiệp chẳng hạn thì bạn nên dùng công nghệ in nhãn chuyên nghiệp. Công nghệ này bao gồm máy in barcode chuyên nghiệp và phần mềm in nhãn chuyên nghiệp.
- Còn nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì bạn phải dùng đến công nghệ in thẻ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC BARCODE?
Để đọc được các ký hiệu mã vạch người ta hay dùng một loại thiết bị gọi là máy quét mã vạch (barcode scanner). Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ di động, các mã barcode. QR code,… có thể đọc bằng chính cả các smartphone được hỗ trợ thông qua ứng dụng (nhưng chỉ dùng để đọc với số lượng ít)
Để được tư vấn về các loại máy in barcode hay các thông tin khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để đươc tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT GPS
Địa chỉ HCM: 139/26 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TPHCM
Điện thoại : (028) 36368617/ 18/ 19 Fax: (028) 36368620
Hotline: 0909 533387
Email: kinhdoanh@gpsco.vn
Website: gpsco.vn