0907 348 861

57 Đỗ Công Tường, P.Tân Quý, Q. Tân Phú, TPHCM

Thứ 2 - Thứ 6 : 8:00 AM đến 5:00 PM
Thứ 7 : 8:00 AM đến 12:00 AM

TÌM SẢN PHẨM

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY IN PHUN


 

 

Dấu hiệu nhận biết

Giải pháp khắc phục

  • Không bật được nguồn.
  • Bật nguồn lên thì ngay lập tức bị tắt đi.

1. Kiểm tra dây kết nối, cable kết nối:

  • dây cấp nguồn DC cho bo mạch điều khiển: xem có bị lỏng hay bị đứt không.

2. Thay thế các linh kiện sau:

  • Bo mạch điều khiển.
  • AC adapter ( cục đổi nguồn AC – DC).
  • Dây cấp nguồn DC.
  • Âm thanh là phát ra từ máy in.

1. Tìm kiếm và gỡ bỏ các dị vật từ bên ngoài rơi vào bên trong máy in.

2. Thay thế các linh kiện sau:

  • Các bộ phận mà phát ra tiếng kêu lạ.
  • Cụm hút mực.

Các vấn đề về cấp giấy:

  • Kéo nhiều tờ giấy cùng lúc.
  • kẹt giấy.
  • kéo rách giấy.
  • Không kéo giấy.

1. Tìm và loại bỏ các dị vật từ bên ngoài khỏi các bộ phận sau:

  • Cụm cấp giấy tự động (ASF).
  • PE sensor (cảm biến ánh sáng).
  • Khay nạp giấy.
  • Trục ép khay nâng giấy.
  • Lô cuốn giấy.

2. Kiểm tra xem giấy đã được đưa vào đúng cách chưa.

3. Kiểm tra các cable kết nối sau:

  • PE sensor cable.

4. Thay thế các linh kiện sau:

  • Cụm cấp giấy tự động (ASF).
  • Sensor báo giấy.
  • Lô kéo giấy.
  • Máy in không kết nối được với máy tính.

1. Kiểm tra cáp USB kết nối.

2. Kết nối máy in với máy tính bằng một cable USB khác và kiểm tra xem máy tính có nhận máy in không.

3. Thay thế các linh kiện sau:

  • Cable USB.
  • Bo mạch điều khiển.
  • Bản in bị bẩn.
  • In không ra màu.
  • Bản in bị nhòe.
  • Xuất hiện đường kẻ trắng trên giấy in.
  • Bản in bị lệch méo, không thẳng hàng, xộc xệch.
  • Sai màu, màu sắc loang nổ.

1. Kiểm tra tình trạng các thỏi mực:

  • Lỗ thông khí có được mở không?
  • Có sử dụng mực in chính hãng không?
  • Có nạp lại mực không?
  • Cài đặt lại thỏi mực.

2. Gỡ bỏ các dị vật ra khỏi cụm hút mực nếu có.

3. Kiểm tra các chân tiếp xúc của đầu phun và carriage (cụm chứa đầu phun và các thỏi mực).

4. Thực hiện Clean đầu phun.

5. Thực hiện canh lại đầu phun.

6. Thay thế các linh kiện sau:

  • Đầu phun và các thỏi mực.
  • Bo mạch điều khiển.
  • Cụm hút mực.
  • Cụm Carriage (cụm chứa đầu phun và các thỏi mực).
  •  Giấy in bị lem bẩn

1. Vệ sinh bên trong máy in.

2. Thực hiện bottom plate cleaning (làm sạch mặt đáy của máy in sử dụng phần mềm).

3. Thực hiện làm sạch trục cuốn giấy (roller clean).

4. Thay thế các linh kiện sau:

  • Lô kéo giấy (nếu bị bẩn nặng).
  • Đầu phun (khi vết bẩn sinh ra do đầu phun).

 

  •  Mặt dưới của giấy in bị bẩn.

1. Làm sạch bên trong máy in.

2. Thực hiện bottom clean.

3. Kiểm tra xem có bị tràn mực thải không.

4. Kiểm tra trục đẩy giấy ra ngoài.

5. Thay thế các bộ phận dẫn giấy giấy ra vết bẩn trên giấy.

 

  •  Chữ hay hình ảnh in ra trên bản in bị méo theo phương di chuyển của cụm cartridge.

1. Kiểm tra xem thước Encoder có bị bẩn hay bị xước không?

  • Lau sạch thước Encoder (timing slit strip film)

2. Thay thế các linh kiện sau:

  • Thước Encoder (timing slit strip film).
  • Đầu phun.
  • Bo mạch điều khiển.
  •  Hình ảnh hay chữ in ra trên bản in bị méo theo phương di chuyển của giấy in.

1. Kiểm tra xem đĩa Encoder (LF slit film) nằm trên trục kéo giấy có bị bẩn hay bị xước không?

  • Lau sạch đĩa Encoder nằm trên trục kim loại kéo giấy.

2. Thay thế các linh kiện sau:

  • Đĩa Encoder nằm trên trục kéo giấy.
  • Đĩa Encoder nằm trên trục đẩy giấy ra ngoài cùng.
  • Sensor cảm biến trên các đĩa Encoder.
  • Bo mạch điều khiển.